![]() |
Đại diện TokyoLife tặng quà cho những người lao động khuyết tật và gia đình đến tham dự chương trình |
Theo đó, những NKT tham dự vào chương trình này sẽ được luyện nghề may để có thể làm được những sản phẩm đơn giản, đảm bảo được mức thu nhập ổn định hằng tháng. TokyoLife cũng tiến hành thuê nhà tại địa điểm rất gần nơi làm việc, đảm bảo đời sống tiện nghi, sạch sẽ cho NKT làm việc tại đây.
![]() |
Khu nhà ở khang trang sạch sẽ, TokyoLife mong muốn NKT có thể yên tâm làm việc và có nơi ở ổn định khi làm việc và học nghề tại đây |
Theo chia sẻ từ Lãnh đạo công ty, TokyolLife xem mình như cái nôi để đào tạo và hỗ trợ NKT có được một cái nghề, mang họ tới với cộng đồng người không khuyết tật để vừa giúp NKT hoà nhập cuộc sống đời thường, vừa giúp người không khuyết tật trong công ty cảm nhận được nghị lực và giá trị sống từ những con người kiên cường đang làm việc cùng họ. Từ đó, cũng giúp TokyoLife xây dựng một môi trường làm việc trách nhiệm, sẻ chia và đầy tình yêu thương.
![]() |
Người lao động khuyết tật được tiếp cận các bước cơ bản của quá trình làm việc dưới sự đào tạo và hướng dẫn từ phía TokyoLife |
Các anh chị cũng cho biết, NKT tham gia chương trình có thể làm việc lâu dài tại TokyoLife hoặc nhận sản phẩm làm tại nhà. Trong trường hợp họ có chí lập nghiệp, hoàn toàn có thể trở thành đối tác gia công cho công ty.
Với kỳ vọng thực hiện dự án này một cách bài bản và ý nghĩa, tháng 5 vừa qua TokyoLife đã ký kết thoả thuận hợp tác với Hiệp hội NKT Thành phố Hà Nội. Theo đó, Hiệp hội sẽ đóng vai trò đối tác lâu dài tham gia vào hoạt động tư vấn thiết kế nhà xưởng, tuyển dụng và đào tạo nhân sự NKT. Đồng thời, Hiệp hội cử đại diện làm việc với TokyLife trong công tác quản lý và hỗ trợ đối với các NKT làm việc tại công ty.
![]() |
30 người lao động khuyết tật và gia đình đã tham dự sự kiện cùng với đại diện của Hội NKT Hà Nội và TokyoLife |
Tại buổi lễ , bà Phan Bích Diệp – Phó chủ tịch thường trực Hội NKT thành phố Hà Nội đã đánh giá cao dự án và cho rằng đây là một cơ hội để anh chị em NKT được hòa nhập trong môi trường thân thiện, nơi mà NKT được tôn trọng, được tạo điều kiện thuật lợi để phát huy khả năng của mình, đóng góp vào sự phát triển của công ty và tạo dựng cuộc sống tự lập của bản thân mình, đón nhận những cơ hội tốt đẹp mới mở ra trong cuộc sống.
![]() |
Dự án là một sự quyết tâm, nỗ lực chung tay hành động cùng toàn XH của doanh nghiệp đối với NKT. Qua đó mang lại tay nghề, việc làm góp phần nâng cao đời sống vât chất, tinh thần cho NKT. |
Nhưng ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp, người lao động khuyết tật cũng cần phải có sự cố gắng hoặc hỏi nhằm nâng cao kiến thức từ chính các đồng nghiệp, tham gia các hoạt động chung, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của công ty, đoàn kết giúp đỡ nhau và đóng góp vào sự phát triển chung của đơn vị và cho cuộc sống chính mình ngày một tốt đẹp hơn.
Theo ước tính, số lượng NKT ở Việt Nam xấp xỉ 7,8% tổng dân số (khoảng 6,100,000 người). Tại Hà Nội, hiện có hơn 99,000 người khuyết tật trong đó người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động chiếm hơn 30%. Phần lớn trong số đó chưa có việc làm ổn định. Hội hiện đang có hơn 10.000 hội viên cá nhân tại 30 đơn vị Hội cấp quận/huyện. Hội NKT Hà Nội sẽ phối hợp với TokyoLife thực hiện dự án: “Chung tay vì cộng đồng” nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật có việc làm bền vững thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của TokyoLife cũng như mục tiêu của Hội NKT Hà Nội là thúc đẩy thực hiện quyền có việc làm của người khuyết tật. |
Thúy Ngà
" alt=""/>TokyoLife tạo việc làm cho người khuyết tậtĐắk Nông phấn đấu giảm 5% hộ nghèo DTTS tại chỗ
Tính đến tháng 6/2018, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh Đắk Nông là 25.144 hộ với 112.150 khẩu, chiếm tỷ lệ 16,57% trên tổng số hộ toàn tỉnh, giảm 2,63% so với kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016.
Trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS là 15.211 hộ, chiếm tỷ lệ 34,58% trên tổng số hộ DTTS, giảm 5,86% so với kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016. Hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ 6.383 hộ, chiếm tỷ lệ 44,45% trên tổng số hộ DTTS tại chỗ, giảm 9,34% so với kết quả điều tra, rà soát năm 2016.
![]() |
Theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Đắk Nông phấn đấu hàng năm giảm nghèo từ 2% trở lên, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS giảm từ 3% và hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ giảm từ 5% trở lên.
Tỉnh phấn đấu 100% hộ nghèo, cận nghèo thiếu hụt về tiêu chí thu nhập được hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm ổn định để tăng thu nhập. 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được hỗ trợ một phần để từng bước cải thiện và tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
Để hiện thực hóa, Đắk Nông đưa ra các giải pháp như tuyên truyền giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân trong công tác giảm nghèo. Thực hiện, giảm nghèo tập trung, “giảm nghèo có địa chỉ” ở những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các xã, thôn diện đặc biệt khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, khu vực trong tỉnh.
Tỉnh tập trung thực hiện giảm nghèo cho đồng bào DTTS, đặc biệt là hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ với các giải pháp: tuyên truyền, vận động nâng cao dân trí, nhận thức, thay đổi các phong tục tập quán lạc hậu; dạy nghề, tạo việc làm; hỗ trợ về đất ở, các điều kiện phát triển sản xuất; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tập trung vào khu vực có các hộ đồng bào DTTS tại chỗ….
Thái Nguyên xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, đời sống vùng DTTS
Thời gian qua, đời sống nhân dân ở vùng An toàn khu (ATK) và vùng dân tộc miền núi của Thái Nguyên được cải thiện rõ rệt. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi của Thái Nguyên giảm 3,19% so với năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 5,53%, các xã ATK giảm 3,93%.
Để đạt được kết quả này, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách dân tộc, giảm nghèo. Cơ sở vật chất ở các xã đặc biệt khó khăn đã được cải thiện rõ rệt, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của bà con; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục được quan tâm; sản xuất nông, lâm nghiệp có bước chuyển tích cực theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ…
![]() |
Tuy nhiên, giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS vẫn còn gặp nhiều khó khăn: nhiều đối tượng không thể hoặc khó thoát nghèo; công tác thông tin, truyền thông ở các vùng khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người dân; việc đầu tư trang thiết bị y tế, giáo dục còn nhiều khó khăn, thiếu vốn xây dựng cải tạo một số bệnh viện, trạm y tế…
Trước thực trạng này, Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành Chương trình Phát triển KT-XH vùng An toàn khu, vùng DTTS đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020.
Theo đó tỉnh phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân đầu người từ 23 triệu đồng năm 2016 lên 36 triệu đồng vào năm 2020 ở các xã đạt chuẩn nông thôn mới và nâng cao thu nhập cho các hộ dân ở các địa bàn còn lại. Khuyến khích người dân trong vùng có thu nhập và làm giàu từ rừng. Xây dựng 12 mô hình “Xóm phát triển bền vững”. Đưa điện lưới quốc gia đến 100% xóm, bản trong vùng.
Thái Nguyên đặt mục tiêu hoàn thành hệ thống đường giao thông trong vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân; 100% đường giao thông trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và 60% đường trục thôn, xóm được cứng hóa; 65% đường ngõ, xóm được cứng hóa và không lầy lội vào mùa mưa; 70% đường trục chính nội đồng được cứng hóa đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm bình quân từ 3,5%/năm trở lên.
Mới đây, Hội thảo Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững: Tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại hộ nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, đặc biệt là người DTTS; giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không đối với hộ nghèo sang mô hình tăng dần cho vay, hỗ trợ có điểu kiện, có hoàn trả nhằm nâng cao tính tự chủ của hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bên cạnh đó có cơ chế khuyến khích hộ nghèo vươn lên thoát nghèo; duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo, huy động mọi nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững…
M.Minh - Phương Cúc - Thanh Hà